Thứ Ba, 11 tháng 12, 2012




Biết khi nào mới hết những ngày định mệnh nhỉ? 

Một câu hỏi thật khó có thể trả lời

Ngày 26.9.2007 ngày định mệnh của hơn 50 người đã ra đi trong sự kinh hoàng khi sập cầu Cần Thơ. Cây cầu dây văng lớn nhất đồng bằng Sông Cửu Long.













Một công nhân thất kinh khi sập cầu Cần Thơ.

Cây cầu ấy tưởng như là lời cảnh tỉnh của các nhà thầu thiết kế và thi công.

Nào ngờ... Ngày định mệnh tiếp theo lại đến... Ngày 10.3.2009 Sập gãy dầm cầu sông Đệm trên đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương lại cướp đi một sinh mạng nữa.





Gãy dầm cầu sông Đệm









Anh Trung người may mắn sống sót từ vụ gãy dầm cầu





Và Anh Thành, người xấu số.

Đắng cay thay!!!

Cái còn lại của những ngày định mệnh.

Những cây cầu sập, gãy gần như là lẽ đương nhiên hay sao ấy, và đương nhiên những người xấu số đi theo chiếc cầu ấy vừa kinh hoàng lại vừa oan ức. Người có trách nhiệm họ có khi nào bị dằn vật trong lúc ngủ vì điều đó hay không nhỉ??? Khó có thể trả lời được điều đó. Một người trần, mắt thịt như tôi và các bạn có lẽ lại có tư tưởng chẳng dám cho con cháu mình theo học ngành cầu đường vì không muốn có thêm những ngày đen tối như thế đối với cá nhân mình...

Nếu như! (Lại nếu như rồi) những người tham gia xây dựng công trình chuyên nghiệp hơn, ý thức hơn từ khâu thiết kế đến khâu thực hiện nhỉ??? Tiếc thay!!! Họ "rút kinh nghiệm" toàn bằng máu và nước mắt của đồng loại mà thôi.

Đau đớn thay!!!

Có một vài vấn đề đặt ra:

1. Công trình đã bị rút ruột không bảo đảm chất lượng theo đúng thiết kế. Hoặc biết mà vẫn nhắm mắt làm liều???

2. Trình độ, năng lực đơn vị thi công đủ hay không đủ khả năng tham gia thi công các công trình mang tính trọng điểm.???

3. Việc cẩu thả trong sự dụng và điều hành nhân sự của nhà thầu trong thực hiện các giai đoạn triển khai thi công các hạng mục công trình???

4. Các người có trách nhiệm chỉ đạo, điều hành họ đang ở đâu í nhể??? Hay họ đang trong ... phòng máy lạnh để ... "rút kinh nghiệm"...

Ai trả lời giùm tôi câu hỏi ấy nhỉ!!!

Thế nhưng vẫn có những cây cầu mọc lên an toàn và hoành tráng mang nhãn hiệu "ma de in Viet nam" 100% đấy: Cầu Rạch Miễu nối liền hai bờ Tiền Giang và Bến Tre do công ty Cổ phần bê tông 620 Châu thới thực hiện mới đưa vào khai thác sử dụng đầu năm 2009 đấy.









Đáng tiếc thay!!!

Đáng tự hào thay!!!

Và ta cứ nên hy vọng nhỉ!!!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét